Mái ngói là bộ phận quan trọng cấu thành nên ngôi nhà, có vai trò bảo vệ, che chắn cho con người và nội thất bên trong ngôi nhà. Cho nên phần mái ngói là bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ kết cấu của một ngôi nhà. Vậy quy trình lợp mái ngói thế nào để đảm bảo được công năng của mái ngói? Hãy cùng SHINKO tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Quy trình lợp mái ngói
Quy trình lợp mái ngói đúng cách luôn là điều kiện cần để ngôi nhà của bạn trở nên bền vững trong thời gian dài. Trước khi bắt đầu tìm hiểu về quy trình lợp mái ngói thì bạn cần biết rõ về kết cấu của phần mái ngói để khi tiến hành lợp ngói không bị thiếu các bộ phận nào.
Cấu tạo mái ngói gồm:
- Bộ phận hoành: Đây là các dầm chính dùng để đỡ mái mặt nằm ngang theo chiều dài nhà và vuông góc với khung nhà.
- Bộ phận rui: Đây là dầm phụ trung gian được đặt dọc theo chiều dốc mái, gối lên hệ thống hoành.
- Bộ phận mè: Đây là các dầm phụ nhỏ được đặt trực giao với rui, song song với hoành và gối lên hệ rui. Khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc kết hợp sử dụng hệ hoành – rui – mè giúp phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưa vừa đủ để lát gạch và lợp ngói bên trên.
- Lớp chống thầm: Trước khi lắp đặt mái ngói, thường cần có một lớp chống thấm được đặt lên nền mái. Điều này giúp ngăn nước thấm vào nội thất nhà khi mưa hoặc trong các điều kiện thời tiết ẩm ướt.
Ngói là vật liệu chính được sử dụng để lắp đặt mái ngói. Có nhiều loại ngói khác nhau như ngói đất nung, ngói xi măng… Mỗi loại ngói có đặc điểm riêng và phù hợp với các loại kiến trúc và điều kiện thời tiết khác nhau.
Quy trình lợp mái ngói đúng kỹ thuật
Mái nhà là bộ phận bao phủ toàn bộ ngôi nhà và giữ vai trò quan trọng quyết định 1 phần chất lượng của ngôi nhà. Phần mái nhà giúp bảo vệ cho ngôi nhà trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, đảm bảo được khả năng chống nhiệt và chống thấm hiệu quả. Để phần mái ngói của ngôi nhà phát huy được hết công năng thì quy trình lợp mái ngói sẽ gồm 2 bước quan trọng sau:
Bước 1: Độ dốc mái ngói
Tính độ dốc mái ngói là bước cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng đến hiệu suất thoát nước và khả năng chống thấm của mái. Một độ dốc đủ lớn sẽ quyết định khả năng thoát nước mưa và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như hiệu suất chống thấm của mái.
Dưới đây là thông số kĩ thuật độ dốc mái ngói cho một số loại ngói phổ biến:
- Độ dốc Độ dốc mái 30 độ có ý nghĩa là cứ 1m đo theo chiều ngang, kèo phải nâng lên 0.57m.
- Độ dốc 30 độ chỉ cho phép chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.
- Độ dốc 45 độ có chiều xuôi mái ngói từ 10m đến 15m.
- Độ dốc trên 45 đến 60 độ có chiều xuôi mái ngói không giới hạn.
- Đo chiều dài “L” từ hàng đòn tay đầu tiên đến hàng đòn tay ở nóc, lấy chiều dài “L” chia cho 280 đến 300 sẽ tính được số đòn tay. ( R<= 320).
- Độ cao của đỉnh đòn tay, cuối cùng phải cao hơn đỉnh đòn tay trước nó là 25.
- Khoảng cách giữa 2 li tô ( tâm nối tâm) đồng nhất, nằm trong khoảng từ 340 đến 360mm. Khoảng cách này phải đồng nhất trong toàn bộ khung kèo mái ngói, đảm bảo các li tô phải được thiết kế và lắp đặt song song với nhau. Chia li tô từ trên đỉnh mái chia xuống.
- Lưu ý: Chiều dài “L” phụ thuộc vào độ dốc và chiều dài mái. Hai đòn tay trên nóc giữ khoảng cách 4 – 6cm. Đặt hàng đòn tay đầu tiên bằng cách lấy khoảng cách từ tim của đòn tay thức hai L từ 28-32cm ( tùy thuộc chiều dài và độ dốc mà ta bố trí).
- Lợp đầy đủ một hàng dưới làm chuẩn, sau đó tiếp tục lợp lên. Lợp ngói theo cách thức phân thức phân khúc từ dưới lên. Cứ 10 viên gói đặt 1 dây dọi từ nóc đến phía dưới đẩ đảm bảo chúng thẳng hàng. Lợp từ phải qua trái, viên ngói đầu tiên phải đặt ở góc bên phải cách mép ngồi của kèo là 3cm. Đóng đinh cho mỗi viên ngói ở hàng đầu vào đòn tay bằng đinh 5cm cho đòn tay gỗ hoặc ốc vít 5cm cho đòn tay bằng kim loại.
- Lợp ngói lần lượt từ phải sang trái, từ dưới lên trên.
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, cần tham khảo ý kiến của kỹ sư, chuyên gia và những người có chuyên môn
Bước 2: Lợp ngói cần chú ý khoảng cách
Khoảng cách lợp mái ngói rất quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ, chống thấm và độ bền của mái. Thông thường, khoảng cách giữa các viên ngói phụ thuộc vào loại ngói và độ dốc của mái. Dưới đây là một số thông số về khoảng cách giữa các viên ngói cho một số loại ngói phổ biến:
- Đối với các loại ngói sóng hiện nay, không nên lợp các viên ngói quá khít theo mạch sẵn có bởi khi lợp mái, nhiệt độ mái tăng cao, sẽ gây ra hiện tượng giãn nở. Khi giãn nở vì nhiệt, các viên ngói sẽ được giãn sang 2 bên trái và phải. Đồng thời, vị trí giữa các viên ngói sẽ bị xô lệch ( bị kênh) lên so với vị trí lợp ban đầu sẽ dễ gây ra hiện tượng vỡ ngói.
- Khoảng cách vừa đủ đối với các loại ngói sóng lớn, hoặc sóng nhỏ hiện nay dao động trong khoảng từ 0.7 đến 1.2mm. Thao tác cần thiết của người thợ khi tiến hành lợp ngói đó là cần phải “ Lắc nhẹ” khi đặt từng viên ngói lên mè. Khi lắc nhẹ trước khi đặt, các viên ngói sẽ được đặt vào với khoảng cách đủ khít nhưng không quá chật, vẫn có khoảng cách vừa đủ để ngói giãn nở nhiệt. Bạn sẽ thắc mắc về việc lắc như thế nào được coi là đủ đối với ngói lợp, điều này sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và độ khéo của người thợ lợp ngói.
Bước 3: Cách di chuyển trên mái ngói tránh bể, vỡ
Di chuyển trên mái ngói có thể nguy hiểm và cần được thực hiện cẩn thận để tránh bể, vỡ ngói và đảm bảo an toàn. Bạn cần bước lên vị trí mũi ngói và không nên bước lên vị trí mà 2 viên ngói tiếp giáp nhau.
Bước 4: Cách lợp ngói rìa
Lợp ngói rìa là quá trình lắp đặt ngói ở các vị trí rìa của mái, nơi ngói gặp vách tường hoặc các vị trí cắt gấp trong kiến trúc mái. Lợp ngói rìa là một bước quan trọng trong việc đảm bảo tính chắc chắn và chống thấm cho mái ngói.
- Xác định dòng ngói cuối cùng ở phần rìa mái bằng cách đo và tính toán sao cho ngói cuối cùng không quá nhỏ hoặc quá lớn.
- Bắt đầu từ dòng ngói cuối cùng, cắt và điều chỉnh các viên ngói sao cho chúng phù hợp với hình dạng và kích thước cần thiết.
- Tiếp theo, lắp đặt các viên ngói từ rìa mái vào bên trong. Dùng máy khoan và ốc vít để cố định các viên ngói lên rìa mái. Hãy đảm bảo các viên ngói được cố định chắc chắn và không lỏng lẻo.
Bước 5: Cách lợp ngói cuối mái, cuối nóc, ngói nóc
Đây là quá trình lắp đặt ngói ở phần cuối cùng của mái, nơi hai mảnh mái gặp nhau và tạo thành đỉnh nóc. Lợp ngói nóc cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo tính chắc chắn và chống thấm mái.
Nên lợp viên ngói cuối mái trước khi lợp ngói nóc, tiếp theo rồi mới ngói nóc. Chúng được liên kết với nhau nhờ vữa dẻo thô ở vị trí chân viền ngói.
Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh
Sau khi lợp ngói rìa, hãy kiểm tra kỹ từng điểm để đảm bảo tính chắc chắn và chống thấm cho mái ngói. Sửa chữa bất kỳ lỗi nào nếu cần thiết để đảm bảo mái ngói hoàn chỉnh và chất lượng.
Các kiểu mái ngói phổ biến trong xây dựng hiện nay
Trong quy trình lợp mái ngói, thì hiện nay có 2 kiểu thi công lợp mái ngói phổ biến đó là lợp mái sử dụng hệ khung kèo gỗ, sắt hoặc thép mạ kẽm và lợp mái bê tông dán ngói.
Mái khung kèo gỗ, sắt và thép mạ kẽm
Quy trình lợp mái ngói hệ khung kèo gỗ, sắt và thép mạ kẽm có những đặc điểm và yêu cầu cụ thể như sau:
- Một yêu cầu quan trọng là mái nhà phải có độ dốc ít nhất 35 độ để đảm bảo sự thoát nước hiệu quả, trong khi độ dốc lý tưởng được khuyến nghị là 40 độ. Đối với những mái có chiều dài vượt quá 6 mét, việc tăng độ dốc lên khoảng 45 đến 50 độ là cần thiết nhằm cải thiện khả năng thoát nước.
- Khoảng cách giữa hai li tô, tính từ tâm này đến tâm kia, nên duy trì ở mức từ 34 đến 36 cm. Một khuyến cáo là li tô cuối cùng nên là li tô kép, có chiều cao gấp đôi so với các li tô thông thường, để tăng cường độ vững chắc cho cấu trúc.
- Ở chóp mái, cụ thể là khu vực mương nóc, hai li tô nên được đặt cách nhau một khoảng từ 4 đến 6 cm. Để tăng cường khả năng chịu lực và ngăn chặn việc mái ngói bị võng ở phần giữa, việc sử dụng rui (cầu phong) có độ dày cao hơn bình thường là cần thiết.
- Trong trường hợp lựa chọn hệ kèo gỗ, nên ưu tiên chọn loại gỗ có bề mặt mịn, đều, cứng cáp và bền bỉ với thời gian. Điều này không chỉ giúp tăng độ bền cho cấu trúc mà còn nâng cao giá trị thẩm mỹ, đồng thời phòng tránh mối mọt và hiện tượng thấm nước.
- Đặc biệt, tại các khu vực gần biển – nơi có nguy cơ cao về ăn mòn kim loại, việc sử dụng hệ kèo thép không gỉ là lựa chọn tối ưu để đảm bảo độ bền và tuổi thọ lâu dài cho mái nhà.
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, cần tham khảo ý kiến của kỹ sư, chuyên gia và những người có chuyên môn
Mái bê tông dán ngói
Mái bê tông dán ngói có một số đặc điểm cụ thể như sau:
- Độ dốc tối thiểu của mái được duy trì ở mức 30 độ. Điều này giúp đảm bảo khả năng thoát nước tốt và ngăn ngừa sự tích tụ nước trên bề mặt mái.
- Trong trường hợp sử dụng mè vữa, khoảng cách giữa hai mè có thể lớn hơn so với khi sử dụng mè bằng sắt, nhưng không được phép vượt quá 370mm. Điều này nhằm đảm bảo sự cân đối và đủ độ bền cho cấu trúc mái.
- Tuy nhiên, cấu trúc mái bê tông dán ngói dần trở nên ít phổ biến hơn bởi vấn đề ngói bị cố định chặt chẽ với bê tông, không thể linh hoạt co giãn theo điều kiện thời tiết. Điều này gây khó khăn trong việc sửa chữa hoặc thay thế ngói khi xuất hiện tình trạng thấm nước, nứt nẻ hoặc hỏng hóc.
- Để khắc phục nhược điểm này, giải pháp được áp dụng là phủ một lớp li tô và cầu phong lên bề mặt mái bê tông trước khi lợp ngói. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho các căn biệt thự mang phong cách hiện đại mà còn tăng cường khả năng chịu lực và độ bền cho mái nhà.
Những lưu ý trong quy trình lợp mái ngói
Khi áp dụng kỹ thuật lợp ngói, quá trình này yêu cầu sự chú ý tới những khía cạnh sau để đảm bảo chất lượng và độ bền:
- Trong trường hợp phát hiện vữa dính trên bề mặt ngói khô và chuyển sang màu trắng, cần sử dụng xốp hoặc một chiếc khăn mềm khô để lau sạch. Điều này giúp ngói giữ được vẻ đẹp ban đầu và tránh tình trạng hỏng hóc về lâu dài.
- Khoảng cách giữa các li tô cần được giữ đồng nhất trên toàn bộ bề mặt mái, ngoại trừ khu vực li tô cuối cùng. Điều này đảm bảo rằng các li tô phải luôn song song với nhau. Việc chia li tô bắt đầu từ đỉnh mái và lan rộng ra dưới, với hàng thừa được điều chỉnh vào hàng cuối cùng hoặc gần cuối.
- Cần chú ý đặt máng xối, long máng, và cánh máng một cách chính xác, kèm theo các gờ chống tràn nước để đảm bảo nước mưa được thoát ra một cách hiệu quả và tránh tình trạng tràn nước.
- Độ dốc của mái phải được duy trì ở mức trên 22 độ, nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ dột nước, đặc biệt trong mùa mưa.
- Khi cắt ngói, cần đảm bảo đường cắt nằm trên sóng dương của viên ngói, giúp việc lắp đặt chính xác và tăng cường khả năng chịu lực cho mái ngói.
- Đối với các ngôi nhà tại cao nguyên hoặc gần biển, mái nhà nên được thiết kế với độ dốc từ 40 – 45 độ và khoảng cách li tô là 32 – 34cm. Điều này giúp mái nhà nhanh chóng thoát nước, đồng thời tránh được tình trạng nước tạt ngược khi xảy ra bão hoặc gió lớn.
Quy trình lợp mái ngói nên chọn ngói nào phù hợp?
Khi nắm rõ được quy trình lợp mái ngói thì một việc cũng quan trọng không kém chính là lựa chọn mái ngói phù hợp cho kiến trúc của ngôi nhà, điều kiện thời tiết trong khu vực bạn sống, ngân sách và sở thích cá nhân. Trên thị trường có nhiều loại ngói khác nhau như ngói đất nung, ngói tráng men, ngói màu… Mỗi loại ngói có đặc điểm riêng và phù hợp với các loại kiến trúc và điều kiện thời tiết khác nhau.
Tuy nhiên, những sản phẩm ngói truyền thống sẽ không thể đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, độ bền, thẩm mỹ cũng như khả năng chống chịu mọi điều kiện khắc nghiệt của khí hậu Việt Nam. Ngói màu Shinko ra đời có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên và khắc phục được những nhược điểm của dòng ngói truyền thống.
Ngói màu tốt nhất Shinko là sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại Nhật Bản đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về quản lý chất lượng, được thiết kế chịu mọi điều kiện khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, chống lại sự bào mòn của thời gian.
Ngói màu Shinko ứng dụng công nghệ sợi gia cường PVA mang lại sự bền bỉ, cứng cáp lên đến hơn 50 năm nên có thể chịu va đập, cong vênh gấp 16 lần. Đây là dòng ngói có trọng lượng nhẹ đến 40% giúp tiết kiệ chi phí vận chuyển cũng như thời gian thi công. Đồng thời Shinko là đơn vị tiên phong sử dụng công nghệ sơn phủ 2 mặt Dai Nippon Toryo giúp độ bền màu ngói trên 20 năm. Chống lại sự mài mòn của thời tiết, chống rêu mốc, trầy xước. Đặc biệt dòng ngói của Shinko sản xuất có khả năng chống nóng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông cùng khả năng chống dột hiệu quả. Ngói màu Shinko giúp khách hàng không phải lo lắng trong việc chọn loại ngói chất lượng cho ngôi nhà của mình nữa.
Qua bài chia sẻ về quy trình lớp mái ngói chuẩn nhất trên đây, hy vọng giúp bạn có thể có thêm được kiến thức để theo dõi bên thi công khi lợp ngói cho nhà mình. Đồng thời giúp gia chủ có thể tìm được dòng ngói màu “chân ái” phù hợp với ngôi nhà của mình.