Độ dốc mái ngói là gì? Quy định về cách tính độ dốc mái ngói chính xác nhất 2024

Cách tính độ dốc mái ngói chuẩn nhất 2023

Độ dốc mái ngói chính là góc nghiêng của mặt mái ngói với mặt phẳng ngang. Thông số kỹ thuật của độ dốc mái ngói luôn lớn hơn so với độ dốc của mái tôn hay các loại mái khác. Một độ dốc mái ngói đúng tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc thoát nước dễ dàng, không gây tình trạng động nước gây dột mái. Vậy tiêu chuẩn độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý? Cách tính độ dốc mái ngói như thế nào là chính xác nhất… Hãy cùng SHINKO Việt Nam tìm ra lời giải nhé!

Xem thêm: Nhận biết ngói màu Shinko chính hãng

Cách tính độ dốc mái ngói chuẩn nhất 2023
Cách tính độ dốc mái ngói chuẩn nhất 2023

Độ dốc mái ngói là gì?

Độ dốc mái ngói như được nói ở trên là góc nghiêng của mặt mái ngói với mặt phẳng ngang, độ dốc này được tính bằng đơn vị độ, phần trăm hoặc tỷ lệ. Độ dốc mái ngói cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng đến hiệu suất thoát nước và khả năng chống thấm của mái. Một độ dốc của mái đủ lớn giúp cho nước mưa dễ dàng chảy đi, tránh được tình trạng gây ngập úng làm thấm dột vào bên trong ngôi nhà. Độ dốc của mái ngói còn ảnh hưởng đến kiểu dáng cũng như phong cách của toàn bộ kiến trúc ngôi nhà.

Việc tính độ dốc mái ngói có ý nghĩa gì?

Tính độ dốc mái ngói được xem là hạng mục quan trọng trong thi công vì nó quyết định đến chất lượng của toàn công trình. Cho nên các thông số kỹ thuật độ dốc mái ngói phải đảm bảo được độ chính xác cao bởi độ dốc này sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ, công năng và an toàn cho toàn công trình

Dưới đây là một số lý do cần nên tính độ dốc của mái ngói:

  • Thoát nước: Tính độ dốc mái ngói phù hợp đảm bảo nước mưa sẽ chảy đi một cách hiệu quả. Nếu mái không đủ dốc, nước có thể chảy chậm hoặc thậm chí đọng lại trên mái. Điều này có thể dẫn đến rò rỉ, ẩm ướt và hư hỏng vật liệu.
  • Chống thấm: Một độ dốc đúng tiêu chuẩn sẽ giúp ngăn chặn sự thấm nước vào bên trong ngôi nhà. Khi mái ngói có độ dốc đủ lớn, nước mưa không có cơ hội thấm qua vật liệu mái và xâm nhập vào nhà.
  • Tính thẩm mỹ: Độ dốc của mái ngói cũng ảnh hưởng đến diện mạo và kiểu dáng của ngôi nhà. Để ngôi nhà có cấu trúc hài hòa thì khâu thi công cần phải đo lường, xác định hình dáng, phong cách thiết kế mái hợp lý. Một độ dốc phù hợp có thể tạo nên sự cân đối và hài hòa cho kiến trúc tổng thể.
  • Độ bền: Độ dốc của mái cũng liên quan đến độ bền của vật liệu mái. Một độ dốc của mái phù hợp hợp giúp giảm áp lực lên mái, giảm khả năng hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của mái ngói.
Độ dốc mái ngói quyết định đến chất lượng của phần mái nhà và tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình
Độ dốc mái ngói quyết định đến chất lượng của phần mái nhà và tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình

Tính độ dốc mái ngói đúng tiêu chuẩn  giúp đảm bảo chức năng và hiệu suất của mái, bảo vệ ngôi nhà khỏi nước và tạo nên một diện mạo hài hòa và thẩm mỹ.

Thông số độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý?

Độ dốc mái ngói tối thiểu phụ thuộc vào vật liệu mái ngói và cấu trúc hình dáng cụ thể của ngôi nhà. Các chuyên gia trong ngành xây dựng luôn khuyên mái nhà cần phải có độ dốc tối thiểu để đảm bảo thoát nước và chống thấm nước vào bên trong ngôi nhà.

Độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Độ dốc mái ngói dựa vào tỷ lệ giữa 2 cạnh góc vuông của tam giác nên góc dốc của mái thường nằm trong khoảng từ 30 đến 45 độ. Với tỷ lệ này, mái ngói sẽ có độ dốc không quá cao cũng không quá thấp, ở mức vừa phải nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công cũng như công năng của mái ngói.

Độ dốc mái ngói tối thiểu không chỉ dao động ở tỷ lệ nói như trên, mà còn tùy thuộc vào từng kiểu mái ngói và cách thiết kế. Một số tỷ lệ dốc của từng kiểu mái ngói là:

  • Độ dốc mái ngói âm dương cao cấp (như mái ngói thái, mái ngói nhật…): Dao động 25 độ ( tương đương 40%)
  • Độ dốc mái ngói thái: Dao động 25 độ ( tương đương 40%)
  • Độ dốc mái ngói nhật: Dao động 25 độ ( tương đương 40%)
  • Độ dốc mai ngói của Việt Nam, mái ngói móc, mái ngói dẹt và mái ngói vảy cá:  Dao động từ 35 độ – 60 độ
  • Độ dốc mái ngói xi măng: Dao động từ 45 – 75 độ
Công thức tính độ dốc mái ngói
Công thức tính độ dốc mái ngói

Một điều mà chúng ta cần nên biết, mái ngói có độ dốc càng lớn thì việc lợp ngói sẽ được đảm bảo an toàn hơn. Cho nên, muốn cho mái nhà luôn được bền lâu và đảm bảo được tính thẩm mỹ thì các chuyên gia luôn khuyến khích thiết kế độ dốc mái ngói tối thiểu từ 20 độ trở lên.

Khi ngói lợp có gờ chắn nước (hoặc là gờ dẫn nước) được sử dụng, thiết kế độ dốc của mái nên được điều chỉnh để đảm bảo rằng gờ chắn nước có thể hoạt động hiệu quả và thoát nước mưa một cách tốt nhất. Thiết kế độ dốc của mái ngói nên được xem xét và tính toán dựa trên yêu cầu và thông số kỹ thuật của hệ thống ngói lợp. Đặc biệt với những khu vực thường có mưa lớn, giông lốc thì không nên lợp ngói có gờ chắn nước.

Cách tính độ dốc mái ngói như thế nào?

Để tính được độ dốc mái ngói, bạn cần xác định được chiều cao và chiều rộng của mái. Sau đó áp dụng theo công thức cách tính độ dốc mái ngói là:

Công thức tính độ dốc mái ngói theo độ: m = H/L = tan(α)

Góc α: α = arctan (m)

Trong đó:

  • α: Là độ dốc mái
    H: Là 1/2 chiều rộng mái

Công thức tính độ dốc mái theo phần trăm (%): i% = m100% = H/L100% 

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và quy chuẩn của từng địa phương, bạn có thể sử dụng phương pháp tính toán phù hợp để xác định độ dốc của mái ngói.

Công thức tính độ dốc mái ngói dựa trên góc alpha

Để xác định độ dốc của mái ngói dựa trên góc alpha, bạn cần hiểu và áp dụng công thức tính tan alpha. Dưới đây là quy ước cụ thể cho các góc alpha và độ dốc tương ứng của chúng:

  • Với góc alpha là 5 độ, độ dốc của mái sẽ là 8%, được tính bằng cách lấy tan(5) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 10 độ, độ dốc của mái sẽ là 17%, được tính bằng cách lấy tan(10) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 12 độ, độ dốc của mái sẽ là 21%, được tính bằng cách lấy tan(12) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 15 độ, độ dốc của mái sẽ là 26%, được tính bằng cách lấy tan(15) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 20 độ, độ dốc của mái sẽ là 36%, được tính bằng cách lấy tan(20) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 25 độ, độ dốc của mái sẽ là 46%, được tính bằng cách lấy tan(25) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 30 độ, độ dốc của mái sẽ là 57%, được tính bằng cách lấy tan(30) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 35 độ, độ dốc của mái sẽ là 70%, được tính bằng cách lấy tan(35) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 40 độ, độ dốc của mái sẽ là 83%, được tính bằng cách lấy tan(40) nhân với 100%.
  • Với góc alpha là 45 độ, độ dốc của mái sẽ là 100%, được tính bằng cách lấy tan(45) nhân với 100%.

Qua đó, bạn có thể dễ dàng tính được độ dốc mái ngói cho từng loại, dựa vào góc alpha cụ thể của mái đó.

Những lưu ý cần biết về tỷ lệ độ dốc mái ngói

Khi tính toán về độ dốc mái ngói, có một số vấn đề quan trọng cần lưu ý trước khi tiến hành công tác thi công, đó là:

  • Các loại mái ngói xi măng hay những loại mái ngói có thiết kế gờ chắn ngang cần lưu ý về cách tính độ dốc của mái. Cho nên những loại ngói này cần có độ dốc thấp hơn so so với loại mái ngói không có gờ chắn.
  • Một điều cần lưu ý tiếp theo chính là lựa chọn loại vật liệu mái ngói. Từng loại vật liệu mái ngói có yêu cầu về độ dốc khác nhau nên cần lựa chọn làm sao để phù hợp với điều kiện thời tiết khu vực đang thi công.Vùng có mưa nhiều hoặc gió mạnh có thể đòi hỏi độ dốc lớn hơn để đảm bảo thoát nước và đối phó với các yếu tố thời tiết khắc nghiệt.
  • Tiếp theo là độ dốc mái càng lớn thì quá trình lợp ngói càng đảm bảo được tính an toàn. Cho nên độ dốc tiêu chuẩn của mái ngói luôn phải lớn hơn 20 độ, nếu nhỏ hơn con số này thì chất lượng của phần mái nhà sẽ bị giảm sút và khiến cho gia chủ tốn thêm chi phí để sửa chữa.
  • Trong trường hợp không cho phép tỷ lệ dốc cao thì chỉ còn có giải pháp gắn miếng dán tôn chống dột hoặc chồng thêm mí để đảm bảo an toàn khi tới mùa mưa bão.

Khoảng cách xà gồ và li tô

Ngoài chú ý đến việc tính độ dốc mái ngói khi lợp thì một bước cũng cực kỳ quan trọng không kém chính là khoảng cách xà gồ và li tô khi lợp ngói. Khi lựa chọn khoảng cách xà gồ hoặc lito để lợp ngói, cần lưu ý những vấn đề sau:

Xà gồ – Bộ phận cấu trúc ngang của mái nhà

Xà gồ là bộ n quan trọng trong cấu trúc ngang của mái nhà, được làm từ vật liệu bền vững, hỗ trợ tải trọng của mái và đóng vai trò như một bệ đỡ cho toàn bộ công trình. Xà gồ còn giúp kết nối các khung kèo, lito, tạo nên một khung công trình vững chắc, giảm thiểu tác động từ bên ngoài.

Khoảng cách xà gồ lợp ngói 

  • Đối với mái có trần đóng hoặc sàn bê tông sử dụng khung kèo 2 lớp, khoảng cách giữa các xà gồ nằm trong khoảng từ 0,85m đến 1,1m.
  • Nhà có khung kèo thép mạ 3 lớp, thường dùng không gian phía dưới làm kho hoặc nơi thờ tự, có khoảng cách xà gồ từ 0,8 đến 0,9m.

Lito – Vật liệu dọc theo mái nhà

Lito, tương tự như xà gồ, được bố trí dọc mái và có mối liên kết chặc chắn với cầu phong, góp phần tạo nên một mái nhà kiên cố.

Khoảng cách lito lợp ngói

Khoảng cách này cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng che chắn của mái. Tùy thuộc vào loại ngói sử dụng mà có khoảng cách lito khác nhau, nên đo từ tâm này đến tâm lito liền kề. Đảm bảo các khoảng cách này đồng đều là yếu tố quan trọng về mặt thẩm mỹ cũng như độ vững chắc của mái.

Khoảng cách lito đối với từng loại ngói

Ngói Nhật:

  • Ngói sóng: Khoảng cách từ 340mm đến 360mm.
  • Ngói phẳng: Khoảng cách từ 240mm đến 260mm.

Xem thêm: Bảng báo giá ngói Nhật 2024 của các thương hiệu uy tín

Ngói Thái Lan:

  •  Ngói sóng: Khoảng cách từ 320mm đến 340mm.
  • Ngói phẳng: Khoảng cách từ 240mm đến 260mm.

Ngói Đất Nung Truyền Thống:

  • Với kích thước khoảng 22 viên/m2, khoảng cách lito lý tưởng là từ 260mm đến 280mm.

Những thông tin trên là cần thiết khi quyết định khoảng cách xà gồ hoặc lito cho việc lợp ngói, giúp đảm bảo mái nhà được thiết kế một cách vững chắc và thẩm mỹ.

Đâu là dòng ngói lợp đảm bảo được dộ dốc mái ngói tiêu chuẩn?

Thị trường ngói lợp nhà ngày nay vô cùng phong phú với hàng trăm thương hiệu và mẫu mã đa dạng, khiến việc chọn lựa ngói cho công trình trở nên khó khăn cho nhiều người. Tuy nhiên, theo khuyến nghị từ các kiến trúc sư, ngói màu Shinko là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho các gia đình khi xây dựng mái nhà. Sản phẩm này là thành quả của sự hợp tác giữa Công ty Liên Doanh Shinko và hai tập đoàn lớn của Nhật Bản là Kuraray và DNT, được sản xuất với công nghệ tiên tiến và nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.

  • Ngói màu Shinko nổi bật với khả năng khắc phục được các hạn chế của ngói truyền thống, đem lại ưu điểm vượt trội như khả năng chịu được điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa, chống nắng, mưa, gió, bão, và mài mòn theo thời gian. Đặc biệt, ngói này nhẹ hơn 40%, giảm tải cho kết cấu mái và kéo dài tuổi thọ của công trình. Độ bền cơ học cao giúp giảm thiểu nguy cơ nứt vỡ trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.
  • Sử dụng sơn Acrylic nhiệt rắn của Dai Nippon Toryo DNT – Nhật Bản, ngói Shinko mang lại vẻ đẹp sang trọng, độ bóng cao, khả năng chống bám bẩn và bền màu trên 20 năm, giúp ngói giữ được vẻ đẹp lâu dài mà không bị phai màu. Với 8 mã màu đa dạng, từ đỏ tươi đến xanh dương, xám ghi,… mỗi màu sắc đều thể hiện cá tính và phong cách riêng biệt của ngôi nhà.
  • Ngói Shinko còn có khả năng chống thấm xuất sắc, gấp 300 lần so với các dòng ngói thông thường, mang lại sự an tâm tuyệt đối cho gia chủ trong mọi điều kiện thời tiết. Quy trình sản xuất của ngói Shinko tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JISA 5402:2002, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức cao nhất.

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ tiên tiến và chất lượng vượt trội, thương hiệu ngói màu Shinko đã trở thành lựa chọn cao cấp được nhiều gia đình tin dùng cho mái nhà của mình và phù hợp trong việc thi công mái theo độ dốc tiêu chuẩn.

Qua bài chia sẻ trên đây, hi vọng đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi về “độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý” cũng như cách tính tỷ lệ chuẩn xác nhất hiện nay. Ngói màu Shinko xin chúc bạn lựa chọn được loại ngói phù hợp và độ dốc phù hợp cho công trình của mình. Nếu bạn đang cần tìm một loại ngói có độ bền bỉ về chất lượng và giữ được độ bền màu theo thời gian thì ngói lợp Shinko chính là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn khi thi công mái nhà.

5/5 - (1 vote)