Mái ngói dường như là kiểu kiến trúc không bao giờ lỗi thời dù trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Bởi vì ngói là vật liệu dùng để lợp mái nhà đã xuất hiện từ lâu đời, qua thời gian thì vật liệu này được cải tiến hơn về chất liệu, hình dạng và màu sắc. Nên ngói luôn là vật liệu lợp mái “hot” nhất hiện nay. Những ngôi nhà lợp mái ngói không chỉ chú trọng vào kiến trúc thiết kế mà còn chú trọng đến diện tích mái ngói để gia chủ có thể ước tính được ngân sách. Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau để biết cách tính diện tích mái ngói chính xác nhất nhé!
Cách tính diện tích mái ngói có tầm quan trọng như thế nào?
Cách tính diện tích mái ngói là việc cực kỳ quan trọng bởi nó giúp cho gia chủ có thể ước tính được diện tích chính xác để dữ trù kinh phí, nguyên vật liệu và lựa chọn được phương án thi công tốt nhất cho ngôi nhà của mình. Vậy nên, dù là với loại mái bằng vật liệu gì đi chăng nữa thì việc xác định được diện tích là bước cực kỳ quan trọng.
Thay vì tiếp tục sử dụng cách thanh toán tiền công theo ngày như trước kia, ngày nay, người ta đã chuyển sang một phương pháp tính toán hiệu quả và tốt hơn dựa trên tổng diện tích xây dựng. Trong quá trình xây dựng, việc thi công mái ngói cũng được tính vào diện tích xây dựng tổng cộng. Do đó, việc xác định chính xác diện tích mái ngói trở nên rất quan trọng để có thể tính toán tiền công một cách rõ ràng và nhanh chóng.
Thường thì, mái ngói được đặt lên các bộ phận nâng đỡ như: dầm, giằng, xà gồ và kèo thép để đảm bảo an toàn cho công trình. Tùy vào loại ngói lợp mà gia chủ chọn thì bên thi công sẽ điều chỉnh các chi tiết của kết cấu nâng đỡ để phù hợp với loại mái lợp được lựa chọn. Biết diện tích mái ngói giúp chúng ta chủ động hơn trong phần chuẩn bị vật liệu để tránh gây thiệt hại đến chi phí cũng như làm chậm tiến trình thi công.
Công thức tính diện tích mái ngói chuẩn nhất
Diện tích mái ngói là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chi phí xây dựng mái ngói. Do đó, việc tính diện tích mái ngói chính xác sẽ giúp gia chủ tính toán chi phí xây dựng mái ngói một cách hiệu quả, từ đó cân đối ngân sách và lên kế hoạch xây dựng nhà ở hợp lý. Đồng thời, dựa trên diện tích mái ngói, gia chủ có thể lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp.
Xem thêm: Cách tính độ dốc mái chính xác năm 2023
Cách tính diện tích mái ngói theo hướng nghiêng
Trước khi bắt đầu tìm hiểu công thức cách tính diện tích mái ngói theo hướng nghiêng thì ta cần xác định chiều dài dốc của mái ngói là bao nhiêu.
b2 = a2 + c2
Trong đó:
- a: Chiều cao tính từ đỉnh kèo thép đến mái
- b: Cạnh của mái
- c: 1/2 chiều rộng mặt sàn
Để giúp bạn có hình dung cụ thể về bài toán này, chúng tôi sẽ lấy ví dụ như sau: Ngôi nhà hình chữ nhật có diện tích mặt bằng là 80m2. Chiều dài của ngôi nhà là 10m2 và khoảng cách từ đỉnh cao thép đến phần mái cao 2m. Từ đó ta sẽ có được chiều rộng mặt sàn dựa trên: 80 : 10 = 8m.
Sau đó, hạ một đường cao từ đỉnh mái xuống trung điểm của chiều rộng, từ đó xác định được 1/2 độ rộng của ngôi nhà là: 8 : 2 = 4m
Theo công thức trên ta có: b2 = 22 + 42 = 6m
Từ dữ liệu đã có, chúng ta có cách tính diện tích mái ngói theo công thức:
(Chiều dốc mái ngói x 2) x Chiều dài mặt sàn = (6 x 2) x 10 =180m2
Cách tính diện tích mái ngói theo diện tích của sàn chính xác
Ngoài cách tính diện tích mái ngói dựa trên các thông số kỹ thuật như chiều dài, chiều rộng, độ dốc,…, các kiến trúc sư còn có một cách tính khác dựa vào diện tích của mặt sàn.
Cách tính này được áp dụng như sau:
- Nếu bên dưới là trần giả: Diện tích mái ngói = 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái nhà.
- Nếu lợp mái ngói theo kiểu sez đổ sàn bê tông rồi mới lợp: Diện tích mái ngói = 150 – 175% diện tích mặt sàn chéo theo mái nhà.
- Nếu mái ngói trần thạch cao: Diện tích mái ngói = 125% diện tích mặt sàn.
4 Cách lợp mái ngói phổ biến hiện nay
Mái ngói là vật liệu khá quen thuộc ở nước ta. Trước kia, loại vật liệu này đơn thuần chỉ làm từ chất liệu đất nung nên có màu đỏ truyền thống. Nhưng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày nay, ngói được cải tiến với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau để đáp ứng nhu cầu của con người về tính thẩm mỹ và chất lượng.
Hiện nay có 3 loại mái ngói được yêu cầu thiết kế phổ biến tại Việt Nam đó là:
Nhà mái bằng
Lối kiến trúc hiện đại ngày nay luôn ưu tiên những kiểu thiết kế mang hơi hướng tối giản nhưng vẫn toát lên được nét hiện đại ẩn sau trong đó. Nhà mái bằng là kiểu nhà có phần mái được đổ bằng bê tông cốt thép, có độ dốc không quá 10 độ. Kiến trúc nhà mái bằng hiện nay có nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều gia đình.
Nhà mái vòm hay còn gọi là mái Mansard
Mái vòm thường được sử dụng trong thiết kế các biệt thự và nhà phố có phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển. Vật liệu thường được sử dụng để xây dựng mái vòm bao gồm gỗ, nứa, tre, ngói nung, với nhiều hình dáng và kiểu dáng đa dạng. Các vật liệu này thường được kết hợp với xi măng và tôn.
Tính toán diện tích mái ngói cho các kiểu nhà này khá phức tạp, vì vậy gia chủ nên tìm đến sự hỗ trợ của các kiến trúc sư và chuyên gia xây dựng để thực hiện công việc này một cách chính xác.
Nhà mái thái
Loại mái thái là kiểu mái khá phổ biến tại vùng nông thôn tại Việt Nam từ xưa đến nay với chất liệu chính là ngói. Với độ dốc khá cao, mái thái vừa đảm bảo được công năng và tính thẩm mỹ. Cách tính diện tích mái ngói thái đã được thể hiện ở trên nên bạn sẽ dự trù được nguồn kinh phí để chi cho việc mua ngói lợp phù hợp với diện tích của mái.
Nhà mái nhật
Nếu như nhà mái thái là kiểu nhà luôn được các đông đảo gia đình Việt Nam lựa chọn thì hiện nay, xây nhà mái nhật cũng đang trở thành một xu hướng mới trong kiểu kiến trúc xây dựng tại nước ta. Điểm khác biệt rõ nhất giữa mái thái có thiết kế đỉnh chóp có độ dốc nhọn hơn mái nhật. Việc thiết kế độ dốc phù hợp giúp cho việc thoát nước dễ dàng hơn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Cách tính diện tích mái ngói nhật cũng được thể hiện ở phần thông tin ở trên giúp gia chủ chủ động hơn trong phần chuẩn bị vật liệu xây dựng.
Một số lưu ý khi tính diện tích mái ngói
Tính diện tích mái ngói là một công việc quan trọng và cần thiết trong quá trình xây dựng nhà ở. Để có kết quả tính toán chính xác, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn công thức tính diện tích mái ngói phù hợp: Tùy thuộc vào kiểu mái ngói của ngôi nhà, gia chủ cần lựa chọn công thức tính diện tích mái ngói phù hợp.
- Tính toán chính xác các thông số kỹ thuật của mái ngói: Các thông số kỹ thuật của mái ngói như chiều dài, chiều rộng, độ dốc,… có ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích mái ngói. Do đó, gia chủ cần tính toán chính xác các thông số kỹ thuật này.
- Lấy số liệu thực tế: Để có kết quả tính toán chính xác, gia chủ nên lấy số liệu thực tế từ bản vẽ thiết kế hoặc từ thực tế công trình.
Kiến trúc nhà mái ngói luôn là sự lựa chọn phù hợp cho nhiều gia đình tại Việt Nam. Với những ưu điểm vượt trội của ngói, nhà mái ngói mang đến một không gian sống tiện nghi, thoải mái và sang trọng cho gia đình bạn. Để có được những điều này thì việc tính diện tích mái ngói chính xác sẽ giúp gia chủ tính toán chi phí xây dựng mái ngói một cách chính xác, từ đó cân đối ngân sách và lên kế hoạch xây dựng nhà ở hợp lý. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về cách tính diện tích mái ngói. Nếu bạn đang tìm kiếm một thương hiệu ngói chất lượng, bền bỉ và thẩm mỹ thì ngói màu tốt nhất Shinko chính là gợi ý hàng đầu cho gia đình bạn.